Với nhiều người, làm việc không có hứng thú giống như chơi một game nhàm chán, vậy nên họ luôn sẵn sàng nhảy việc giống như không ngừng săn lùng những game video mới hấp dẫn.
Công việc không phải là một trò chơi video mà bạn có thể chơi lại nhiều lần. Nhưng chúng có thể dạy chúng ta nhiều điều ý nghĩa về thất bại và thành công.
Chắc hẳn bạn đã từng biết và trải nghiệm các video game khi là sinh viên đại học. Mỗi trò chơi đưa ra thử thách cho người chơi, với các điểm thưởng và điểm phạt khác nhau. Đó là các cách video game dạy chúng ta khi nào gì đó phải làm hết mình để thu được thành quả cao nhất.
Sau một ngày làm việc bận rộn, hãy thư giãn một chút với một trò chơi video mới và bạn sẽ nhận ra rằng, các trò chơi video tuy ảo nhưng lại thực tế bởi chúng giúp ta rèn luyện trí tuệ, tính đồng đội, sự kiên trì và nhiều điều tích cực khác nữa.
Đối với trẻ nhỏ, chơi game video thực sự khó. Bật chế độ “God Mode” có thể giúp chúng chơi dễ dàng và vui vẻ hơn. Cảm giác chơi không thể ngừng và không bao giờ thất bại thật tuyệt vời nhưng một lúc bạn sẽ cảm thấy nhàm chán. Sự lý thú sẽ không kéo dài lâu. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chiến thắng là gian lận, là không xứng đáng.
Lớn hơn một chút, khi bạn đã biết nhiều trò chơi và thông minh hơn, bạn sẽ không muốn chơi các game đơn giản và dùng các thủ thuật chơi game gian lận nữa. Thử thách thú vị hơn nhiều, do đó bạn tìm đến những trò chơi mang tính trí tuệ và công bằng cho người chơi hơn. Hãy thử game Goldeneye và chiến thắng không gian lận trong lần đầu tiên xem, hẳn là bạn sẽ rất phấn kích đấy!
6 bai hoc ve thanh cong ban co the hoc qua cac video game - Anh 1
Người phát triển game rất thích nhồi nhét những bí mật vào trong code game. Thậm chí, nhiều game còn ra mắt một game mới mà không có hướng dẫn chơi cụ thể, ví dụ như trò chơi trứng Phục sinh hoặc đi tìm kho báu. Đây là cách nhà phát triển game thử thách sự tích lũy kinh nghiệm và trí tuệ của người chơi. Khi bạn chơi nhanh, chính xác, bạn được nhiều điểm và đó là phần thưởng cho việc chơi hết mình của bạn.
Rất nhiều game thủ thích các trò chơi di động vui vẻ và nhiều màu sắc như Candy Crush. Số khác lại không hứng thú nữa khi họ đã phá vỡ kỷ lục cao nhất. Nhưng khi bạn không chơi thường xuyên và tập trung chơi game đơn giản này, bạn rất dễ bị đánh bại và lặp lại thất bại nhiều lần. Dark Souls cũng là một trong những game video thú vị như thế. Hãy thử và thách thức dòng chữ “You Have Died” hiện trên màn hình của bạn!
4. Bạn không thể thắng nếu không hành động
Khi trò chơi Starcraft ra mắt vào năm 1998, chơi game theo chiến lược thời gian thực sự (RTS) trở thành một bước tiến nhảy vọt của ngành giải trí game video. Starcraft trở thành hiện tượng game ở Hàn Quốc, và các game thủ Starcraft giỏi nhất của trò chơi này được ví như các kiện tướng cờ vua. Họ là những game thủ có tư duy, chiến lược chơi để làm chủ cuộc chơi khó. Chiến thắng cuối cùng là kết quả của một loạt những hành động thử thách sự thông minh, nhanh nhạy, quyết đoán, kiên trì…
Theo một nghiên cứu của Viện Gallup, Mỹ, những người được khảo sát cho biết họ không hứng thú với công việc của họ. Thực tế đáng buồn này xảy ra là do công việc không đem lại cho họ niềm vui. Đây là vấn đề thuộc về quan điểm sống.
Với nhiều người, làm việc không có hứng thú giống như chơi một game nhàm chán, vậy nên họ luôn sẵn sàng nhảy việc giống như không ngừng săn lùng những game video mới hấp dẫn. Trong mối tương quan với việc làm, ở một môi trường có tính cạnh tranh lành mạnh, cơ chế làm việc tạo thuận lợi cho người lao động phát triển bản thân, họ sẽ ở lại để cống hiến và gắn bó lâu dài thay vì chỉ làm việc vì đồng tiền, bát gạo.
Nếu bạn kỳ thị các trò chơi game, có lẽ bạn chỉ nghĩ đến các mặt tiêu cực của chúng khi chơi chúng thiếu kiểm soát. Trên thực tế, cả học và chơi đều dạy chúng ta nhiều bài học về thắng – bại. Nếu bạn chơi hết mình, bạn sẽ là người thắng cuộc sớm nhất. Nếu bạn có thể biến công việc của mình thành một game video 3D sinh động, và chơi hết mình, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi làm việc. Chúc bạn luôn có tinh thần làm việc cao như chơi một trò chơi lý thú.
Nguyễn Mai – Nguồn: Entrepreneur