Welcome to INTERNATIONAL CHESS SCHOOL

Chào mừng bạn đến với Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế - nơi khám phá tầm nhìn và xứ mệnh đặc biệt trong đào tạo cờ vua cho trẻ em! Chúng tôi tự hào mang đến một môi trường giáo dục thú vị và sáng tạo, nơi trẻ em có thể trải nghiệm và phát triển tiềm năng của mình thông qua trò chơi cờ vua đẳng cấp.

Tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế, chúng tôi luôn tôn trọng và tạo điều kiện cho trẻ em phát triển tư duy logic, khám phá khả năng sáng tạo và rèn luyện kỹ năng chiến thuật. Chúng tôi tin rằng cờ vua không chỉ là một trò chơi, mà còn là một công cụ giáo dục tuyệt vời để giúp trẻ em phát triển toàn diện và trở thành những người tư duy sắc bén trong tương lai. Xứ mệnh của chúng tôi là truyền cảm hứng và đánh thức tiềm năng cờ vua trong trẻ em, giúp các em phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, tự tin và sẵn sàng đối mặt với thử thách trong cuộc sống.

Tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế, chúng tôi tự hào có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và đam mê cờ vua. Họ sẽ không chỉ giảng dạy các em kỹ thuật và chiến thuật cờ vua, mà còn truyền đạt những giá trị văn hóa và đạo đức thông qua trò chơi này. Điều này giúp trẻ em phát triển không chỉ về mặt trí tuệ, mà còn về mặt nhân cách và tư duy đạo đức. Giúp các bậc cha mẹ có môi trường giáo dục tốt cho con cái - Nơi chia sẻ những tinh hoa nhất để giúp con bạn ngoan hơn, thông minh hơn, học giỏi hơn bằng bộ môn cờ vua.

INTERNATIONAL CHESS SCHOOL - TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ - KHAI MỞ TRÍ TUỆ - PHÁT TRIỂN TƯ DUY - RÈN LUYỆN NHÂN CÁCH

Website : www.daycovua.edu.vn - www.hoicovua.vn - www.hocovua.stt.vn - Email: coquocte@gmail.com - Liên hệ Hotline : 0902641618

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

6 BÍ QUYẾT GIÚP CON TƯ DUY TỰ LẬP

1. Hình thành nếp sống có giờ giấc, theo kỷ luật

Từ khi còn nhỏ, trẻ con sẽ dựa vào ham muốn của mình để đưa ra hành động ví dụ như: ăn giờ nào thì ăn, xem tivi bất kể thời gian nào mình muốn… đây chính là biểu hiện điển hình của việc thiếu khả năng tự kiểm soát bản thân. Trong khoản thời gian này, phụ huynh phải hết sức kiên nhẫn với trẻ và từ từ thay thế những tật xấu của bé thành những điều tốt đối với bé. Trên thực tế, sinh hoạt có giờ giấc, khi lớn lên trẻ có thể tự kiểm soát cuộc đời mình, tự lên kế hoạch cho mọi việc và có tính kiên nhẫn cao hơn hẳn những đứa trẻ sống không có quy luật từ nhỏ.

 


2. Không trì hoãn - "Biết càng sớm giỏi càng nhanh"

Việc hôm nay chớ để ngày mai, ai cũng biết điều này là tốt nhưng đôi khi lại tự nuông chiều bản thân dẫn tới ỷ y không chịu làm đặc biệt là trẻ nhỏ vì vậy hãy làm gương cho trẻ. Bắt đầu từ những việc đơn giản như khi trẻ làm bài tập, ba mẹ đưa ra yêu cầu trao đổi với trẻ hãy làm xong bài tập mới được đi chơi, không nên xem xong phim rồi sẽ làm, vì như vậy là tạo thói quen “nước đến chân mới nhảy”, thói quen này về lâu dài sẽ khiến trẻ có tính cách “trì hoãn” trong tương lai.

3. Cho con cùng tham gia vào các công việc nhà Trẻ em khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành đều nhìn thế giới thông qua lăng kính của cha mẹ bằng việc quan sát cha mẹ và học theo. Để trẻ có thể hình thành tính trách nhiệm trong cuộc sống sau này các bậc phụ huynh nên phân ᴄôпg cho trẻ làm các việc nhà vừa sức trẻ. Đừng nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ để không thể phụ giúp ᴄôпg việc nhà.

4. Có sai buộc phải sửa, không tái phạм lần 2

Khi trẻ phạм lỗi, nhiều bố mẹ thường nóng nảy hay la mắng hay đáɴh đòn trẻ, điều này là không nên vì dễ phản tác dụng dẫn đến bé chọn đóng cảnh cửa tiếp thu học hỏi rồi luôn cho rằng mình là đúng. Khi trẻ phạм lỗi, bố mẹ hãy cố giữ bình tĩnh cùng lúc hướng dẫn lại cho con và nói rằng con không được lặp lại lỗi này lần thứ 2. Răn đe trẻ để trẻ ghi nhớ và hiểu rằng nếu tái phạм nữa sẽ không được tha thứ. Bố mẹ nên để ý chỉnh hành vi của trẻ, tập con thói quen sửa sai, thay đổi những thói quen không tốt ngay khi con bắt đầu có biểu hiện.

5. Dạy trẻ dám thử sức

Để trẻ sau này có thể mạnh mẽ và thành ᴄông hơn thì phải khuyến khích trẻ phải can đảm và dám thử. Trong tình huống không thể xác định được chắc chắn, mạo hiểm sẽ giúp trẻ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm đáng có. Cổ vũ trẻ thử sức sẽ giúp bồi dưỡng sự tự tin, suy nghĩ độc lập và tinh thần trách nhiệm. Có thể bắt đầu bằng việc cho trẻ tham gia một lớp học thể thao, hội họa, âm nhạc hay một câu lạc bộ mới.

 


6. Việc mình tự mình làm lấy

Hầu hết những người khi trưởng thành không biết làm việc gì kể cả như việc nhà như lau nhà, nấu cơm, giặt đồ, … là do thói quen từ nhỏ đã có bố mẹ làm giúp, không tự chủ động làm việc của mình. Do vậy khi lớn lên ngay cả việc tự chăm sóc bản thân mình cũng không làm được. Để tránh trẻ lớn lên không bị như vậy, bố mẹ nên dạy con tự làm các ᴄôпg việc tự chăm sóc bản thân mình và giúp con hiểu được vì sao nên làm những việc này như thế khi bố mẹ không có bên cạnh con cũng có thể tự lo được và bố mẹ cũng không phải lo lắng cho con.

Những bí quyết kể trên đều cùng một lý do đơn gian vì niềm vui của con là điều hạnh phúc của bố mẹ.

Nguồn: sưu tầm


Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Cờ vua vị thần gác cổng ký ức

Đến với cờ vua được hay không là do cái duyên, còn có tiếp tục được hay không còn phụ thuộc vào cái nợ. Cơ bản là cờ vua không kén chọn người chơi và có thể chắc chắn một điều rằng ai ai cũng có thể chơi cờ nhưng mà phải xem chúng ta có thể có bao nhiêu khi ức về cờ vua để kể cho mọi người chung quanh nghe.



Từ 1 - 3 tuổi hạn chế cho bé tiếp xúc cờ khi không có ai cạnh bé vì trong mắt trẻ đây không khác gì đồ chơi và bé thường cầm bỏ vào miệng ăn chơi chứ không chơi bình thường như chúng ta thường nghĩ. Còn những lúc hong vui các bé thường lấy các quân cờ để giải trí xem như làm mình làm mẩy với người lớn và người lớn chúng ta giải thích cho cách chơi cờ của các bé là trò phóng phi tiêu mà chúng ta thường bảo với nhau.

Từ 4 - 5 tuổi phụ huynh có thể dạy bé chơi cờ vì độ tuổi này trí nào của bé được xem là thiên tài có thể tiếp nhận được rất nhiều thông tin và phát triển rất nhanh còn muốn biết nhanh cỡ nào thì các phụ huynh có thể đưa con trẻ tới các trung tâm học cờ để kiểm chứng. Đảm bảo với quý phụ huynh bé không những học chơi cờ vua đánh cách nhanh chóng mà còn chơi cờ vua ném phi tiêu cũng giỏi không kém.

Từ 6 - 10 tuổi gọi là tuổi ăn tuổi chơi nhưng không quên lớn. Ở tuổi này có đặc điểm nhận dạng như sau: trí thông minh hơn người nên toàn sử dụng để đi phá người. Nạn nhân thường là các bạn trong lớp. Thầy cô cực kỳ yêu thương các bạn này hơn nên sẽ cho nhiều bài tập về nhà để giúp các bé sử dụng trí thông minh một cách đúng chỗ.


Từ 11 - 15 tuổi, bất chấp muốn dứt áo bỏ nhà ra đi để trở thành người lớn chính xác hơn là người thành công rồi quay về cho ba má nể mình sau khi ăn vài trận đòn ròi từ ba mẹ. Nói chung tuổi này tính khí bốc đồng bỏ nhà đi thường là bỏ từ nhà trên xuống nhà dưới từ trên giường xuống dưới giường còn trở thành người thành công thì là người làm cho ba mẹ phải xuống nước làm hóa. Sau khi thành công chiến tích của các bé sẽ làm bé tự hào đi khoe với các bạn trong lớp. Nhưng được cái tuổi này trẻ em lại nghe lời thầy cô một cách lạ thường vì sau mấy năm học cờ bé cũng hiểu thầy không bao giờ thiếu bài tập cho bé làm.

Từ 16 - 18 tuổi, độ tuổi thích thể hiện hay còn gọi là độ tuổi kinh nghiệm vì càng nghiệm càng thấy kinh. Bắt đầu độ tuổi này các bé thường sẽ xác định có chọn con đường cờ vua hay không hoặc có thể tạm dừng để rẻ tìm hướng đi mới rồi sau này xem xét lại.

 Có thể thấy cờ vua như là một chạm dừng chân giúp bé suy nghĩ và đưa ra quyết định của bé qua từng giai đoạn trưởng thành và khi bé lớn lên bé cũng kịp nhận ra Wow mình cũng có tuổi thơ dữ dội như bao người khác. Không cần đi đến cuối con đường  mới thấy được hạnh phúc mà hạnh phúc là chặn hành trình mà ta qua sẽ qua và sắp đi qua.
Cờ vua đang trở thành vùng đất màu mỡ nơi gieo trồng những hạt giống tâm hồn và cũng là nơi nuôi dạy con trẻ thành tài. Mỗi người đến với cờ vua vì những mục đích khác nhau nhưng quan trọng là chúng ta tìm thấy được nhau để cùng được chơi cờ vua.

Thứ Năm, 25 tháng 3, 2021

Quân quan trọng nhất bàn cờ - Vua

Các em học sinh lúc học cờ vua thường vô tư hỏi thầy rằng: “Bao nhiêu quân trên bàn cờ chỉ để bảo vệ mỗi con vua thế có phải con vua vô dụng nhất bàn cờ không thầy?”

Câu hỏi này đã trở thành một giai thoại cho đến bây giờ vẫn còn xuất hiện trong các lớp học. 


Thứ nhất, “Vua” không phải là quân yếu nhất trên bàn cờ.
Đơn giản một điều là nếu là quân yếu nhất thì đã không làm vua. Người chơi cờ đại diện cho quân vua chính vì thế chúng ta phải có phong thái của một vị đế vương sẽ biết cách ẩn dấu đi sức mạnh thật sự của mình để nhường chỗ cho những quân khác được tỏa sáng được xem trọng. khi ta là nhất ta không cần chứng tỏ điều đó với bất kỳ ai mà chỉ cần chứng tỏ những người đồng hành cùng ta đều có thể đứng nhất cùng ta. 

Thứ hai, “Vua” mang một sức mạnh tiềm ẩn Mất vua thì thua, còn vua là còn gỡ. Cờ vua mang sức mạnh tinh thần đồng đội cực cao bởi chính người chơi cờ chính con vua trên bàn còn mới biết hóa thân thành các quân cờ từ đó đặt mình vào vị trí của từng quân phối hợp với nhau chặt chẽ mới tạo ra sức mạnh phi thường để giành chiến thắng trước đối thủ. Bình thường ta điều khiển cơ thể của mình nhưng lúc chơi cờ ta phải điều khiển 16 quân cờ cùng một lúc trong một trận đấu vua. Sức mạnh tiềm ẩn của vua được bộc phát khi ta bộc phát sức mạnh của bản thân.

Thứ 3, “Vua” chỉ tham chiến khi cần thiết Xuyên suốt từ khai cuộc đến trung cuộc vua luôn là người âm thầm dẫn dắt các quân qua từng trận chiến lớn nhỏ của một ván cờ thì trong tàn cuộc vua ung dung tiến từng bước chân chậm rãi về phía đối thủ như một lời động viên khích lệ những quân còn lại dùng hết sức lực đề dành chiến thắng cuối cùng đồng thời như một lời tuyên chiến đánh xáp lá cà giữa các vị vua với nhau. Sự góp mặt của vua trên chiến trường thường được thấy khi về tàn cuộc. Bắt buộc người chơi cờ phải biết vận dụng vua một cách linh hoạt trong cờ tàn chứ không còn đứng yên vua một chỗ. Đây cũng là một trong những điểm thú vị của cờ vua.


Trải qua từng cấp độ học tập và chơi cờ thì con trẻ sẽ có nhiều hiểu biết hơn về cờ nên đôi khi cũng có giáo viên hay đùa bằng cách hỏi lại câu hỏi trên mà các em học sinh thường hay hỏi để xem các học trò của mình tiến bộ như thế nào để lấy làm niềm vui sướng.



LỚP HỌC CỜ VUA TẠI QUẬN BÌNH THẠNH

Cờ vua vốn là bộ môn thể thao trí tuệ được nhiều bố mẹ lựa chọn cho con trẻ. Nhằm rèn luyện kĩ năng lẫn tư duy logic và tính sáng tạo của con. Nhưng việc tìm kiếm phương pháp học cũng môi trường trau dồi, rèn luyện cho con như thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết?

Bố mẹ không nên đặt áp lực thắng thua trên mỗi ván cờ.

Hình ảnh học viên lớp Cờ vua tại Trung tâm

Mỗi đứa trẻ sẽ có sự tiếp thu và năng khiếu khác nhau, không phải ai ban đầu cũng có niềm đam mê, thích thú với bộ môn này. Ba mẹ không nên đặt áp lực vào con cái quá nhiều, hãy để niềm đam mê và sự yêu thích đến với con một cách thật tự nhiên. Sau mỗi ván cờ, dù thắng hay thua đều mang đến cho con bài học riêng và giải thích cho con lý do tại sao lại dẫn đến kết quả như vậy. Để con rút kinh nghiệm và chơi tốt hơn vào những lần sau. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng làm được như thế.

Nhằm tạo môi trường cho các con nâng cao về mặt chuyên môn lẫn kỹ năng, Trung tâm Đào Tạo Cờ Quốc Tế đã mở ra các lớp học Cờ vua tại quận Bình Thạnh để giúp các bậc phụ huynh có mong muốn cho con trải nghiệm và tìm hiểu môn thể thao trí tuệ này. Học viên ở đây được giảng dạy với bộ giáo trình riêng biệt, được biên soạn gần gũi, thân thiện với các con. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên của Trung tâm là những huấn luyện viên chuyên nghiệp nhiệt tình và cũng là kiện tướng, đại kiện tướng hàng đầu của Việt Nam.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ





CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO.
hoc co vua


-  Đào tạo Cờ Vua, thông qua đó rèn luyện Kỹ Năng Tư Duy và Kỹ Năng Sống cho các em.
-  Đào tạo chuyên sâu cho những vận động viên năng khiếu để tham gia các giải đấu Quốc Gia và Quốc Tế.
-  Tham gia giao lưu thi đấu cùng những Kiện Tướng, Đại Kiện Tướng hàng đầu Việt Nam.
-  Luôn tổ chức hoạt động ngoại khóa, giao lưu thi đấu giữa các trung tâm, câu lạc bộ với nhau để cọ xát nâng cao khả năng thi đấu cho các em.

PHƯƠNG CHÂM GIẢNG DẠY.

day co vua

-  Với định hướng "Học Vui-Chơi Trí Tuệ" Trung tâm Cờ Quốc Tế đã nghiên cứu chương trình giảng dạy khác biệt, gần gủi, thân thiện với các em.
-  Chương trình học giúp các em thúc đẩy phát triển khả năng tư duy logic, tư duy sáng tạo và ngày càng hoàng thiện nhân cánh. Giúp các em có được những thành tích học tập trong nhà trường và hoàn thiện tính cách ngoài xã hội.
-  Đội ngũ giáo viên của Trung Tâm là những huấn luyện viên chuyên nghiệp nhiệt tình và cũng là kiện tướng, đại kiện tướng hàng đầu của Việt Nam.

hoc co vua

CẤU TRÚC BUỔI HỌC KHÁC BIỆT


-  Mỗi buổi học tại trung tâm sẽ kéo dài 90',mỗi tuần sẽ học 2 buổi.
-  Luôn được giáo viên bám sát chương trình học và thông báo kết quả học tập về cho phụ huynh.
-  Học viên đến đăng ký sẽ được kiểm tra xếp lớp phù hợp với cấp lớp của mình.

1. Học cách tư duy, kỹ năng sống : 15 phút 

2. Học lý thuyết cờ vua: 30 phút
3. Nghỉ ngơi : 5 phút
4. Thực hành đấu tập : 40 phút


HỌC CỜ VUA Ở ĐÂU TẠI TPHCM ?

QUYỀN LỢI CỦA HỌC VIÊN KHI THAM GIA LỚP HỌC TẠI TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ

dạy cờ vua - học cờ vua

- Đội ngũ giảng dạy đảm bảo chuyên môn, nhiệt huyết, đặc biệt yêu mến trẻ em

- Chương trình đào tạo được xây dựng riêng biệt để phát triển toàn diện cho trẻ

- Lớp học cờ vua với số lượng giới hạn, tối đa 12 bé/1lớp

- Luôn có nhiều khóa học đa dạng giúp đáp ứng nhu cầu của tất cả học viên. Vì vậy, dù bé ở lứa tuổi nào từ 04 -15 tuổi, và trình độ muốn đạt được là gì, chúng tôi luôn có khóa học thích hợp cho con bạn.

- Khai giảng khóa mới liên tục, thời gian biểu linh hoạt, phù hợp với lịch học của Trẻ

- Học viên đăng ký nhập học đều được test trình độ đầu vào để xếp lớp phù hợp theo từng cấp độ.

- Học viên được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học sau khi kiểm tra kết thúc khóa

- Hàng năm Trung Tâm có tổ chức các giải đấu nội bộ và mở rộng để tạo điều kiện cho tấc cả học sinh được giao lưu trao dồi kiến thức (một năm 3-4 Giải). Thi đấu cọ xác để tập trung cho các giải đấu cấp Trường, Cấp Quận, Quốc Gia và Quốc Tế.

- Trung Tâm thường xuyên tổ chức tuyển chọn các vận động viên có thành tích tốt để vào đội năng khiếu của Trung Tâm. Được đào tạo chuyên biệt để huấn luyện nâng cao thêm ngoài giờ học và hoàn toàn miễn phí. ( 2 tháng thi tuyển chọn 1 lần).

- Được tư vấn và hỗ trợ tham gia thi đấu các giải cờ Vua cấp Quận, Thành Phố và quốc gia.

- Đặc biệt khi học viên được vào đội tuyển năng khiếu của Thành Phố sẽ được đào tạo và sinh hoạt miễn phí tại Trung Tâm.


Chúng tôi làm tất cả mọi điều có thể để cho bé nhà bạn có điều kiện vui chơi và học tập tốt nhất!

HỆ  THỐNG TRUNG TÂM CỜ QUỐC TẾ
----------------------------------------------------------------------------------------------------

*** TP. Hồ Chí Minh ***
Trụ sở: 61 Đường D5, Phường.25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Quận 2: 15 Đường số 1, P. Bình Trưng Tây, Quận 2, HCM
Quận 3: 188 Đường Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3, TP HCM
Quận 8: 837A Đường Tạ Quang Bửu, P. 5, Quận 8, TP HCM
Quận 9: 111E Đường số 22, P. Phước Long B, Quận 9, TP HCM
- Quận 11: Khu vui chơi Kizwold,
                  Tầng 4 – Số 185 Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, HCM
- Quận Bình Thạnh: 61 Đường D5, P25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Quận Tân Bình: 109 Đường Cộng Hòa, P12, Q. Tân Bình, THCM
- Quận Gò Vấp: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Q.Gò Vấp, TP HCM
- Quận Thủ Đức: 35, Đường số 11, P. Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, TPHCM

*** Bình Dương ***
- Trụ sở: 101 Phan Thanh Giảng, P.Lái Thiêu, TP. Thuận An, T.BD
Cơ sở 1: A1B101,KDC Việt Sing, P.An Phú, TP.Thuận An, Tỉnh BD
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Email : coquocte@gmail.com
Điện thoại : 028.6274.55.88    -   Hotline : 090.264.1618



Thứ Năm, 18 tháng 3, 2021

Những cuộc chiến thầm lặng trong cờ vua

 "Tôi gọi mình là một Chiến binh Hòa bình, bởi vì những trận chiến đều nằm ở bên trong." — Socrates 



Cờ vua tuy là trò chơi của 2 người nhưng đối thủ thật sự lại chính là bản thân chúng ta. Từ lúc phân tích đối thủ chuẩn bị khai cuộc đến lúc ngồi vào bàn thi đấu thậm chí là khi ván đấu kết thúc thì việc đấu tranh nội tâm bên trong vẫn âm thầm diễn ra không một ai biết.

Cuộc chiến nội tâm này lúc thì diễn ra một cách quyết liệt mạnh mẽ khiến kỳ thủ không thể kiểm soát được, lúc thì êm dịu xuất hiện rồi vụt mất như những ngôi sao băng trên trời. Phải chăng những lúc khốc liệt trong nội tâm là vì các kỳ thủ đang trong giai đoạn tìm kiếm chính mình và thức tỉnh sức mạnh của bản thân. Hơn tất cả đó là những câu hỏi xuất hiện liên tục kiến các kỳ thủ đứng lên chiến đấu để tìm ra câu trả lời đủ mạnh mẽ để giúp họ trở thành một chiến binh. 

Những ai không có cuộc chiến nội tâm, có thể trong giai đoạn này họ đã tìm được chốn bình yên của nội tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển của bản thân một cách nhanh chóng và đang chuẩn bị cho những trận chiến nội tâm lớn hơn đầy áp lực và căng thẳng hơn. Giai đoạn này là giai đoạn hoàng kim của một chiến binh. Vì chính những lúc như này sức mạnh tìm ẩn và khí thế ngút trời của một chiến binh đạt đỉnh cao. 

Các bậc phụ huynh hãy luôn quan tâm con trẻ để thấu hiểu và lý giải cho trẻ điều gì là cần thiết trước những lần đấu tranh nội tâm. Bởi vì con trẻ cũng chưa đủ hiểu cũng như đủ khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nên đừng bắt trẻ làm theo ý mình mà những người làm phụ huynh cùng những người thầy cùng nhau giúp trẻ hiểu hơn về bản thân mình. Từ từ bé cũng có thể tự ra quyết định cho cuộc đời mình. Là con người ai cũng là một chiến binh. 

Khi chiến binh ra chiến trường càng ít câu hỏi trong đầu thì càng nhiều sức mạnh để chiến đấu. Hãy là một chiến binh mạnh mẽ.

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

Ý nghĩa thật sự về ba giai đoạn của ván cờ

Cờ vua được phân định rõ ràng thành 3 giai đoạn gồm khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.


khai cuộc là phần chuẩn bị cho một trận chiến sắp diễn ra. Việc nghiên cứu khai cuộc là một việc tối thiểu quan trọng mà bất kể người chơi cờ từ khá trở lên cho đến những người chơi hàng đầu thế giới nào cũng phải làm. Khai cuộc đối với những đại kiện tướng không chỉ đơn giản chỉ là phát triển quân một cách đơn thuần mà còn là cả một sự chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài.

Việc chọn lựa khai cuộc sẽ giúp chúng ta dễ dàng phát huy được những điểm mạnh đồng thời hạn chế phần nào những thiếu sót trong phong cách chơi cờ của mỗi người. Bên cạnh đó khai cuộc sẽ giúp ta né tránh va chạm những điểm mạnh của đối thủ. Đánh trận phải biết địch biết ta mới trăm trận trăm thắng.

Như đã nói ở trên Mỗi loại khai cuộc sẽ mang đến những biến đổi khác nhau để dẫn đến trung cuộc. Nơi đây sẽ là nơi những kế hoạch có chiều sâu về chiến lược cũng như chiều rộng về chiến thuật được bùng nổ để tỏa sức sáng tạo của người chơi cờ.

Giai đoạn kết thúc khai cuộc bước vào giai đoạn trung cuộc kỳ thủ phải cố gắng suy nghĩ ra những kế hoạch chiến đấu không ngừng nghỉ để công phá các điểm yếu trong sơ hở thế trận. Từ phân bố quân một cách hợp lý cho đến từng bước chiếm lấy ưu thế thậm chí là lật ngược thế trận bằng một nước đi sơ hở của đối phương. nhau để tranh giành quyền kiểm soát thế cờ từ đó chuyển hóa thành một bàn thắng. Mọi người luôn coi trung cuộc là cuộc chiến tàn khốc vì bên nào giành quyền kiểm soát thế cờ thì người đó càng đến gần với chiến thắng.

Tàn cuộc không chỉ là nơi kết thúc trận chiến. So với trung cuộc và khai cuộc vua luôn là quân phải ẩn mình dưới sự bảo vệ từ các quân khác thì tàn cuộc là nơi uy quyền của vua được thể hiện rõ ràng nhất khi vua bắt đầu tham chiến. Lúc này bản lĩnh từ người chơi cờ bắt đầu được chứng tỏ khi 2 bên trắng đen đã thấm mệt sau trận chiến dài hơi ở trung cuộc. Cờ vua cũng đòi hỏi sức bền và sức chịu đựng không khác gì các môn thể thao khác chính điều này đã biến cờ vua trở thành môn thể thao trí tuệ được nhiều người yêu thích. Dù cho trên bàn cờ chỉ còn 1 vua một tốt cũng có thể dành được chiến thắng trước đối thủ.

Nên chọn tấn công hay phòng thủ?

  Cờ vua từ sách báo cho đến các ván cờ thực tiễn đều mang thiên hướng tấn công là nhiều. Rất ít kỳ thủ chọn chơi theo phong cách phòng thủ đa phần vì thói quen yêu thích các đòn phối hợp (là sự tấn công khéo léo kết hợp giữ các quân để dành được ưu thế).

                       Những lần vượt qua thử thách sẽ giúp ta trưởng thành

Tấn công trong cờ vua đòi hỏi sự tinh tế đôi khi là quyết liệt để che dấu được sát khí trước khi tung ra đòn quyết định. Lúc này, nếu không tỉnh táo nhìn nhận vấn đề thật chính xác thì bên phòng thủ sẽ bị bên tấn công dẫn dụ từ ván đấu cho tới cảm xúc hoang mang, áp lực làm cạn kiệt ý chí chiến đấu. Chính vì điều đó các kỳ thủ cờ vua thường chọn chơi cờ mang thiên hướng tấn công phải luyện tập đi luyện tập lại các cách kết hợp giữa các quân cờ qua các đòn tấn công thậm chỉ phải rèn luyện qua các bài tập có chuỗi nước đi có độ khó lên đến hàng chục nước để có thể hoàn thiện phong cách tấn công như vũ bão. 

Có những thế cờ bạn đang kém đối thủ về lực lượng quân cờ trên bàn cờ hoặc chấp nhận hi sinh quân cờ để dành lấy thế trận tấn công, chính những lúc không còn gì để mất này, bản năng sát thủ của những người phong mang cách tân công được bộc lộ rõ ràng nhất đòi hỏi người chơi phải có năng lực nhìn thấy trong muôn vàn nước đi phải tìm được con đường dẫn tới chiến thắng.

Còn phòng thủ thì sao?
Phòng thủ là một nghệ thuật không riêng gì tấn công. Phòng thủ đòi hỏi người chơi phải giữ được sự bình tĩnh như mang cho mình một tinh thần thép không gì có thể tác động từ ý chí cho tới tinh thần. Người chơi mang thiên hướng phòng thủ sẽ có những lúc phải suy xét cẩn thận trước khi chập nhận lời mời thức của đối thủ khi đối thủ đột nhiên thí quân cho mình. Những người theo phong cách phòng thủ sau khi chịu đựng được những khó khăn kể trên họ thích cảm giác ung dung vượt qua các cạn bẫy của đối thủ làm đối tuyệt vọng cảm giác như đứng trước bước tường thành vẫn chắc không một chút sơ hở muốn tiến cũng không được muốn lùi cũng không xong. Đôi khi có những người chơi ví dụ như Magnus Carlsen thường thích để lộ sơ đối với những đối thủ nhật định để dẫn dụ họ tấn công.

Có một câu chuyện vui kể rằng một thương gia nọ bán một cây thương sắt bén có thể đâm xuyên qua bất kì thứ gì đồng thời người thương gia này cũng bán một cái khiên rất cứng và chắc không gì có thể đâm xuyên qua nó.
Vậy nếu lấy cây thương đâm vào cái khiên thì sẽ ra sao? 

Kỳ thủ cờ vua bỏ học vào năm 14 tuổi và con đường trở thành tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ

Nikhil Kamath quyết định bỏ học để theo đuổi cờ vua vào năm 14 tuổi. Đến 17 tuổi, thiếu niên từ bỏ con đường đó và loay hoay tìm con đường phù hợp với mình khi không có bằng cấp gì trong tay.

Nikhil Kamath hiện là nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc đầu tư tại Zerodha (công ty môi giới thương mại lớn nhất Ấn Độ), bắt đầu chơi cờ vua từ năm 5 tuổi. Thiếu niên Ấn Độ đam mê cờ vua đến nỗi khi chưa tròn 15 tuổi, Nikhil quyết định bỏ học để tập trung chơi cờ.

Đây cũng là bước khởi đầu cho hành trình từ một thiếu niên không bằng cấp đến tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ.

Thiếu niên chạy theo đam mê

Nikhil Kamath sinh ra ở Basavanagudi, Bengaluru, trong gia đình có bố là quản lý ngân hàng, mẹ dạy nhạc. Từ nhỏ, Nikhil đã tỏ ra rất thích thú với bộ môn cờ vua.

5 tuổi, Nikhil tiếp xúc với môn thể thao này và nuôi ước mơ làm nên chuyện trong thế giới cờ vua. Cậu chăm chỉ tập luyện, trở thành kỳ thủ tài năng.

Đam mê thôi thúc cậu đến nỗi vào năm 14 tuổi, cậu quyết định bỏ dở việc học để tập trung thi đấu tại giải Vô địch Cờ vua Ấn Độ năm 2001.

Theo Forbes India, lúc đó, Nikhil Kamath mới học lớp 10. Mặc cho gia đình có thuyết phục với muôn vàn lý do đây chưa phải là thời điểm phù hợp cho cậu dừng việc học lại. Nikhil vẫn kiên quyết với quyết định của mình. Cậu dành hai năm tiếp theo cho cờ vua, đấu trí với những kỳ thủ giỏi nhất Ấn Độ.

Sau này, tỷ phú trẻ tâm sự cũng như bao người, khi nhận thấy bản thân giỏi hơn về một lĩnh vực nào đó, sẽ tập trung và chăm chỉ hơn rất nhiều lần.

“Tôi chơi cờ trong vài năm và nhận thấy mình có thể giỏi hơn một chút so với những kỳ thủ từng đối đầu. Và rồi tôi có huấn luyện viên chuyên nghiệp, được đào tạo, chơi tốt hơn nữa và thi đấu ở các giải có quy mô lớn hơn”, Nikhil Kamath chia sẻ.

Tuy nhiên, kỳ thủ trẻ cũng sớm phát hiện bản thân chưa đủ giỏi để theo đuổi cờ vua đến cùng, biến nó thành sự nghiệp có thể nuôi sống bản thân. Năm 17 tuổi, Nikhil lại quyết định dứt bỏ ước mơ với cờ vua, trở lại mặt đất và bắt đầu suy nghĩ cho con đường tương lai của chính mình.

Người đồng sáng lập Zerodha kể lúc đó, ông nhìn bạn học ngày nào từng người bước vào đại học hoặc bắt đầu làm việc ở những ngành nghề khác nhau trong khi bản thân vẫn loay hoay tìm kiếm con đường. Ông có chút lo lắng và bố mẹ ông cũng không khỏi lo âu cho con mình.

Rất may, Nikhil nhìn thấy con đường chơi chứng khoán từ anh trai Nithin.

“Không ai sẽ thuê một người không có bằng đại học như tôi. Điều đó có nghĩa tôi phải chọn làm việc gì đó mà không cần đến bằng cấp”, tỷ phú trẻ chia sẻ.

Năm 2020, Nikhil Kamath và anh trai cùng lọt vào danh sách 100 người giàu nhất Ấn Độ.

Con đường trở thành tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ

 17 tuổi, Nikhil Kamath bắt đầu chơi chứng khoán khi thấy bố và anh trai mua bán cổ phiếu và kiếm tiền từ công việc đó. Việc mua bán ban đầu mang về lợi luận khiến Nikhil càng thêm hào hứng.

Công việc này không giới hạn. Nikhil có thể mua vào nhiều cổ phiếu, kiếm lời lớn. Điều đặc biệt, việc giao dịch chứng khoán không đòi hỏi bạn phải có bằng đại học.

“Ai cũng có thể nghiên cứu thị trường tài chính. Tôi đọc tài liệu qua mạng, mua sách về các hệ thống tài chính khác nhau, phương pháp giao dịch, đầu tư”, tỷ phú từng bỏ học năm 14 tuổi nói về việc tự học.

Khi công việc đã thuận lợi, anh em nhà Kamath bắt đầu hỗ trợ các thành viên trong gia đình, họ hàng đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, trên hành trình làm giàu từ cổ phiếu, họ nhận ra hệ thống giao dịch chứng khoán quá phức tạp.

Hơn 10 năm trước, chi phí môi giới cao. Muốn kiếm tiền từ chứng khoán, nhà đầu tư phải vượt qua nhiều rào cản.Vì thế, hai anh em dồn tiền tiết kiệm để xây dựng nền tảng giao dịch với chi phí môi giới thấp hơn. Năm 2010, khi Nikhil Kamath mới 23 tuổi, Zerodha ra đời. Tên công ty ghép giữa “zero” - “rodha”, trong tiếng Phạn có nghĩa là “rào cản” - “ra đời”.

Họ không gọi vốn đầu tư bên ngoài, cũng không thuê quảng cáo. Công ty phát triển, thu hút khách hàng qua con đường truyền miệng.

Năm 2019, sau khi phải vất vả tìm cách quản lý khối tài sản ngày càng lớn, hai anh em cho ra đời công ty quản lý tài khoản True Beacon chuyên giải quyết các vấn đề trong mô hình quản lý truyền thống.

Thay vì tính phí hàng năm theo tỷ lệ tài sản của khách hàng, True Beacon chỉ thu phí theo hiệu suất hoạt động. Tức chỉ khi giúp khách hàng kiếm lợi, họ mới nhận về doanh thu. Công ty này mang lại tài sản lớn hơn nữa cho anh em Kamath vốn đã giàu có.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát. Trong khi dịch khiến thế giới lao đao, đây lại là cơ hội đối với thị trường chứng khoán. Người dân Ấn Độ đổ xô chơi cổ phiếu.

Vào đỉnh điểm Ấn Độ thực hiện lệnh phong tỏa để phòng dịch, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ của Zerodha tăng lên gấp đôi, vượt mức 4 triệu người.

Tháng 10/2020, với khối tài sản trị giá 1,55 tỷ USD, Nikhil Kamath cùng anh trai lọt vào danh sách 100 người giàu nhất Ấn Độ do Forbes bình chọn.

Chia sẻ với CNBC, tỷ phú 34 tuổi cho rằng chính việc học cờ vua đã giúp ông thích nghi với thị trường chứng khoán.

Cờ vua dạy tôi cách làm việc theo cấu trúc, hệ thống và cố gắng sáng tạo trong hệ thống đó”, Nikhil nói.

Nguồn: Sưu tầm

  


Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

Cờ vua người bạn đồng hành hay là một người thầy?

 Cờ vua là một môn thể thao đòi hỏi sự tính toán và nhận thức cao. Trò chơi này rèn luyện trí não và tính kiên nhẫn được nhiều chuyên gia khuyên cha mẹ nên hướng dẫn cho con trẻ vì rất bổ ích.



Thử nghĩ mà xem, mỗi nước di chuyển của bé trên bàn cờ thể hiện được suy nghĩ và lối tư duy của bé. Một điều không dễ dàng đó là từ lúc bắt đầu ván cờ đến lúc kết thúc ván cờ bé phải dốc hết tâm sức để cân bằng được trí não và cảm xúc để dành được chiến thắng cuối cùng. Nên niêm vui sướng khi được chiến thắng trước những ván cơ căng thẳng không gì có thể diễn tả được cảm xúc lúc này.


Điều thú vị sau mỗi ván cờ đó là bé phải học được cách thua trước khi học được cách dành chiến thắng. Học cách thua là học cách chấp nhận kết quả chấp nhận sự thất bại của bản thân trước đối thủ, từ đó suy xét lại bản thân đúc kết thành kinh nghiệm. Dần dần bé trở thành một người biết lắng nghe, biết tiếp thu có chọn lọc trở thành người có trí cầu tiến, biết đứng lên sau mỗi lần thất bại. Ngoài ra, bé sẽ hiểu được rằng thất bại không đáng sợ.


Học cách thắng!

Mỗi người chúng ta ai cũng có mục tiêu phấn đấu và bé cũng vậy. Chính vì thế mà mỗi khi đạt được mục tiêu của mình như chiến thắng từ đối thủ đáng gờm hay những tấm huy chương mà bé giành được từ các cuộc thi đều có những niềm vui nhất định. Cái chính là sau những chiến thắng đó bé định vị được mình đang ở đâu trong giữa biển cờ. Bài học vỡ lòng cho bé khi biết đến cờ vua là đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng. Cờ vua dạy cho bé hiểu ra được vấn đề rằng mục tiêu không chỉ là một đường thẳng mà là một vòng tròn tuần hoàn. Niềm vui không đến từ việc ta đạt được mục đích mà nó đến từ những cuộc hành trình để dẫn ta đến mục đích của mình.


Ngoài những lợi ích thường nghe về cờ vua thì ít người biết rằng cờ vua sẽ là một người bạn đồng hành theo bé trọn vẹn cả tuổi thơ thậm chí là cả cuộc đời. Cờ vua xuất hiện ở khắp mọi nơi trong tâm trí bé. từ những giờ ra chơi sau những tiết học căng thẳng đến lúc về nhà cờ vua vẫn luôn là người bạn tâm sự của bé. Bất kể nơi đâu với ai làm gì thì cờ vua luôn (là lăng kính tri thức giúp bé nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống) là cầu nối giữa bé đến với mọi người.


Điều mà tôi học được khi chơi cờ vua đơn giản chỉ là không quan trọng bạn làm gì, quan trọng bạn làm điều đó cùng ai.


Quang Liêm đối đầu trực tiếp với Karpov

Quang Liêm so tài cùng cựu vua cờ Karpov. Sắp tới đây Kỳ thủ giỏi nhất Việt Nam Lê Quang Liêm được mời dự giải cờ vua Tepe Sigeman nơi anh đối đầu với cựu vua cờ Karpov ở thụy Điển vào cuối tháng 4/2021. 




Ban tổ chức giải đấu thông báo giải cờ tiêu chuẩn Tepe Sigeman  sẽ diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4 tại Malmo, Thụy Điển. Tám kỳ thủ tham dự gồm  Quang Liêm (Elo 2.709), Jorden vanForeest (2.701), David Navara (2.697), Nils Grandelius (2.670), Alexei Shirov (2.662), Nihal Sarin (2.620), Karpov (2.617) và Harika Dronavalli (2.515). 

Có thể thấy Quang Liêm đang là hạt giống số một của giải đấu, nhưng tâm điểm cũng đặt vào Karpov - nhà vô địch thế giới giai đoạn 1975-1985. Được biết ở tuổi 69 này ông sẽ tham dự Tepe Sigman, với mỗi ván đấu có thể kéo dài tới 5 tiếng. Thụy Điển là quốc gia đầu tiên ngoài khối Liên Xô cũ du đấu. Ở giải thế giới năm 1969. Karpov theo đánh giá của Chess24 được  coi là kỳ thủ vĩ đại thứ sáu lịch sử cờ vua, sau Garry Kasparov, Magnus Carlsen, Bobby Fischer, Emanuel Lasker và Alexander Alekhine. 


Tepe Sigeman diễn ra trùng thời điểm Candidates - giải đấu chọn ra người tranh ngôi Vua cờ với Magnus Carlsen(nhà vô địch thế giới hiện tại). Vì thế, giải vắng mặt những cao thủ thế giới. Giải năm 2020 bị hủy vì Covid-19, khi Karpov cũng nhận lời tham dự. Lần gần nhất Karpov đánh cờ tiêu chuẩn là trận biểu diễn gặp Maksim Matlakov tại giải đồng đội Nga năm 2019. 


Tepe Sigeman đấu vòng tròn một lượt bảy ván hệ Thụy Sĩ. Thời gian thi đấu của mỗi bên là 100 phút cho 40 nước đầu, thêm 15 phút cho 20 nước tiếp theo và 15 phút cho phần còn lại ván đấu. Sau mỗi nước đi, các kỳ thủ được cộng thêm 30 giây suy nghĩ.


Được biết giải đấu lần này mọi người đều mong chờ ván đấu giữa tay cờ giỏi nhất Việt Nam Quang Liêm và top 6 kì thủ giỏi nhất mọi thời đại Karpov.


Nguồn: vnexpress

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618