Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

6 BÍ QUYẾT GIÚP CON TƯ DUY TỰ LẬP

1. Hình thành nếp sống có giờ giấc, theo kỷ luật

Từ khi còn nhỏ, trẻ con sẽ dựa vào ham muốn của mình để đưa ra hành động ví dụ như: ăn giờ nào thì ăn, xem tivi bất kể thời gian nào mình muốn… đây chính là biểu hiện điển hình của việc thiếu khả năng tự kiểm soát bản thân. Trong khoản thời gian này, phụ huynh phải hết sức kiên nhẫn với trẻ và từ từ thay thế những tật xấu của bé thành những điều tốt đối với bé. Trên thực tế, sinh hoạt có giờ giấc, khi lớn lên trẻ có thể tự kiểm soát cuộc đời mình, tự lên kế hoạch cho mọi việc và có tính kiên nhẫn cao hơn hẳn những đứa trẻ sống không có quy luật từ nhỏ.

 


2. Không trì hoãn - "Biết càng sớm giỏi càng nhanh"

Việc hôm nay chớ để ngày mai, ai cũng biết điều này là tốt nhưng đôi khi lại tự nuông chiều bản thân dẫn tới ỷ y không chịu làm đặc biệt là trẻ nhỏ vì vậy hãy làm gương cho trẻ. Bắt đầu từ những việc đơn giản như khi trẻ làm bài tập, ba mẹ đưa ra yêu cầu trao đổi với trẻ hãy làm xong bài tập mới được đi chơi, không nên xem xong phim rồi sẽ làm, vì như vậy là tạo thói quen “nước đến chân mới nhảy”, thói quen này về lâu dài sẽ khiến trẻ có tính cách “trì hoãn” trong tương lai.

3. Cho con cùng tham gia vào các công việc nhà Trẻ em khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành đều nhìn thế giới thông qua lăng kính của cha mẹ bằng việc quan sát cha mẹ và học theo. Để trẻ có thể hình thành tính trách nhiệm trong cuộc sống sau này các bậc phụ huynh nên phân ᴄôпg cho trẻ làm các việc nhà vừa sức trẻ. Đừng nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ để không thể phụ giúp ᴄôпg việc nhà.

4. Có sai buộc phải sửa, không tái phạм lần 2

Khi trẻ phạм lỗi, nhiều bố mẹ thường nóng nảy hay la mắng hay đáɴh đòn trẻ, điều này là không nên vì dễ phản tác dụng dẫn đến bé chọn đóng cảnh cửa tiếp thu học hỏi rồi luôn cho rằng mình là đúng. Khi trẻ phạм lỗi, bố mẹ hãy cố giữ bình tĩnh cùng lúc hướng dẫn lại cho con và nói rằng con không được lặp lại lỗi này lần thứ 2. Răn đe trẻ để trẻ ghi nhớ và hiểu rằng nếu tái phạм nữa sẽ không được tha thứ. Bố mẹ nên để ý chỉnh hành vi của trẻ, tập con thói quen sửa sai, thay đổi những thói quen không tốt ngay khi con bắt đầu có biểu hiện.

5. Dạy trẻ dám thử sức

Để trẻ sau này có thể mạnh mẽ và thành ᴄông hơn thì phải khuyến khích trẻ phải can đảm và dám thử. Trong tình huống không thể xác định được chắc chắn, mạo hiểm sẽ giúp trẻ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm đáng có. Cổ vũ trẻ thử sức sẽ giúp bồi dưỡng sự tự tin, suy nghĩ độc lập và tinh thần trách nhiệm. Có thể bắt đầu bằng việc cho trẻ tham gia một lớp học thể thao, hội họa, âm nhạc hay một câu lạc bộ mới.

 


6. Việc mình tự mình làm lấy

Hầu hết những người khi trưởng thành không biết làm việc gì kể cả như việc nhà như lau nhà, nấu cơm, giặt đồ, … là do thói quen từ nhỏ đã có bố mẹ làm giúp, không tự chủ động làm việc của mình. Do vậy khi lớn lên ngay cả việc tự chăm sóc bản thân mình cũng không làm được. Để tránh trẻ lớn lên không bị như vậy, bố mẹ nên dạy con tự làm các ᴄôпg việc tự chăm sóc bản thân mình và giúp con hiểu được vì sao nên làm những việc này như thế khi bố mẹ không có bên cạnh con cũng có thể tự lo được và bố mẹ cũng không phải lo lắng cho con.

Những bí quyết kể trên đều cùng một lý do đơn gian vì niềm vui của con là điều hạnh phúc của bố mẹ.

Nguồn: sưu tầm


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618