Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

LUẬT CỜ VUA QUỐC TẾ (LUẬT FIDE)


1. Những nước đi đặc biệt của chốt (tốt):
- Ở nước đi đầu tiên của mình, chốt có thể tiến 1 hoặc 2 ô về phía trước.
- Nước ăn chốt qua đường: khi Tốt đối phương từ vị trí ban đầu tiến hai ô vượt qua ô cờ đang bị Tốt bên có lượt đi kiểm soát, thì Tốt bên có lượt đi có thể bắt Tốt đối phương vừa đi hai ô như khi Tốt đó thực hiện nước đi một ô. Nước bắt này chỉ có thể thực hiện ngay sau nước tiến Tốt hai ô và được gọi là “bắt Tốt qua đường”. (Hình sau)

KenhSinhVien.Net-tot-qua-duong-1.gif >>> KenhSinhVien.Net-tot-qua-duong-2.gif

- Phong cấp: khi một Tốt tiến tới hàng ngang cuối cùng nó phải được đổi thành Hậu, hoặc Xe, hoặc Tượng, hoặc Mã cùng màu, ngay trong nước đi này. Sự lựa chọn để đổi quân của đấu thủ không phụ thuộc vào các quân đã bị bắt trước đó. Sự đổi Tốt thành một quân khác được gọi là “phong cấp” cho Tốt và quân mới có hiệu lực ngay.

2. Nước nhập thành:
Vua di chuyển ngang hai ô từ vị trí ban đầu sang phía Xe tham gia nhập thành, tiếp theo Xe nói trên di chuyển nhảy qua Vua tới ô cờ quân Vua vừa đi qua.

[1]. Không được phép nhập thành:
(a). Nếu Vua đã di chuyển rồi, hoặc
(b). Nếu Xe phía nhập thành đã di chuyển rồi.

[2]. Tạm thời chưa được nhập thành:
(a). Nếu ô Vua đang đứng, ô Vua phải đi qua hoặc ô Vua định tới đang bị một hay nhiều quân của đối phương tấn công.
(b). Nếu giữa Vua và quân Xe định nhập thành có quân khác đang đứng.
(c). Quân Vua được coi là “bị chiếu” nếu như nó bị một hay nhiều quân của đối phương tấn công, thậm chí cả khi những quân này không thể tự di chuyển. Việc thông báo nước chiếu Vua là không bắt buộc.

3. Thực hiện nước đi:
[1] Các nước đi phải được thực hiện chỉ bằng một tay.
[2] Đấu thủ có lượt đi có thể sửa một hay nhiều quân cho đúng ô của chúng, với điều kiện phải thông báo trước ý định của mình (chẳng hạn bằng cách nói “tôi sửa quân”)
[3] Ngoài trường hợp được quy định ở điều [2], nếu đấu thủ có lượt đi cố ý chạm vào:
(a). Một hay nhiều quân của mình đấu thủ phải di chuyển quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể di chuyển được.
(b). Một hay nhiều quân của đối phương, đối thủ phải bắt quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể bắt được.
(c). Các quân khác màu, đấu thủ chạm quân phải bắt quân của đối phương bằng quân của mình, hoặc nếu điều đó không đúng luật thì phải đi hoặc bắt quân bị chạm đầu tiên nếu quân đó có thể đi được hoặc bắt được. Nếu không thể xác định được quân nào bị chạm đầu tiên, thì quân của đấu thủ đó bị coi là chạm trước quân của đối phương.
[4] (a). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Vua và Xe của mình, thì phải nhập thành về phía Xe đó nếu nước nhập thành hợp lệ.
(b). Nếu một đấu thủ cố ý chạm vào Xe trước và sau đó là Vua của mình, đấu thủ đó không được phép nhập thành tại nước đi này và tình huống sẽ được giải quyết theo điều [3a].
(c). Nếu một đấu thủ có ý định nhập thành mà chạm vào Vua, hoặc chạm Vua và Xe cùng một lúc nhưng nhập thành về phía này không hợp lệ đấu thủ phải thực hiện một nước đi khác đúng luật bằng quân Vua của mình bao gồm cả nước nhập thành về phía khác. Nếu Vua cũng không có nước đi hợp lệ, thì đấu thủ được phép thực hiện một nước đi khác hợp lệ. (và tính 1 lỗi kỹ thuật)
[5]Nếu không một quân nào trong số các quân đã chạm có thể di chuyển được, hoặc bắt quân được, thì đấu thủ có thể thực hiện một nước đi bất kỳ khác hợp lệ. (và tính 1 lỗi kỹ thuật)
[6] Đấu thủ mất quyền khiếu nại các vi phạm luật này của đối phương nếu đã cố tình chạm tay vào quân cờ.
[7] Khi một quân đã được buông tay đặt trên ô cờ như một nước đi hợp lệ hoặc một phần của nước đi hợp lệ thì sau đó quân cờ này không thể được di chuyển tới một ô cờ khác.

5. Hoàn thành ván cờ:
[1] (a). Đấu thủ chiếu hết Vua đối phương bằng một nước đi hợp lệ – thắng ván cờ. Ván cờ ngay lập tức kết thúc.
(b). Đấu thủ thắng ván cờ khi đối phương tuyên bố xin thua. Ván cờ kết thúc ngay lúc đó.

[2] (a). Ván cờ hoà khi đấu thủ có lượt đi không có nước đi hợp lệ nào và Vua của đấu thủ đó không bị chiếu. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế “hết nước đi”. Ván cờ ngay lập tức kết thúc với điều kiện nước dẫn tới thế “hết nước đi” (Pát) là nước đi hợp lệ.
(b). Ván cờ hoà khi xuất hiện thế cờ, trong đó không đấu thủ nào có thể chiếu hết Vua của đối phương bằng các nước đi hợp lệ. Ván cờ được gọi là kết thúc ở thế “không có khả năng đánh thắng”. Ván cờ ngay lập tức kết thúc, với điều kiện nước dẫn tới thế cờ này là nước đi hợp lệ.
(c). Ván cờ hoà theo sự thoả thuận của hai đấu thủ trong quá trình ván đấu. Ván cờ kết thúc ngay lúc đó. (Xem phần 6).
(d). Ván cờ có thể hoà nếu một thế cờ giống hệt sẽ xuất hiện hoặc đã xuất hiện ba lần trên bàn cờ. (Xem phần 6).
(e). Ván cờ có thể hoà nếu trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp nhau các đấu thủ đã không thực hiện bất kỳ sự di chuyển Tốt nào và không có nước bắt quân nào. (Xem phần 6).

6. Ván cờ hòa:
[1] Một đấu thủ tới lượt đi của mình đề nghị hòa và đấu thủ kia chấp nhận. Ván cờ được xử hòa ngay lập tức. (2 đấu thủ không được rút lại lời đề nghị và lời chấp nhận hòa)
[2] Ván cờ được xử hoà theo đề nghị của đấu thủ có lượt đi nếu như xuất hiện một thế cờ lặp lại ba lần (không nhất thiết phải có sự lặp lại liên tiếp):
(a). Thế cờ sắp xuất hiện 3 lần. Ðầu tiên đấu thủ ghi nước đi dẫn đến thế lặp lại 3 lần của mình vào biên bản và thông báo cho trọng tài biết ý định thực hiện nước đi đó của mình hoặc,
(b). Thế cờ đã xuất hiện 3 lần và đấu thủ đề nghị hoà có lượt đi.
Các thế cờ ở mục (a) và (b) được coi là lặp lại nếu chính đấu thủ đề nghị hoà có lượt đi, các quân cùng tên, cùng màu ở đúng vị trí cũ và khả năng di chuyển của tất cả các quân của hai đấu thủ không thay đổi.
[3] Ván cờ hoà căn cứ vào đề nghị của đấu thủ có lượt đi, nếu (a) đấu thủ ghi các nước đi vào biên bản của mình và thông báo cho trọng tài biết dự định sẽ thực hiện nước đi dẫn đến kết quả là trong 50 nước đi cuối cùng do hai đấu thủ thực hiện không có sự di chuyển của bất cứ Tốt nào và không có sự bắt bất cứ quân nào, hoặc,
(b). Trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp nhau đã được hai đấu thủ thực hiện không xẩy ra sự di chuyển của bất cứ Tốt nào và không có sự bắt bất cứ quân nào.
[4] Ván cờ hoà khi thế cờ đạt tới không thể chiếu hết bằng hàng loạt nước đi hợp lệ có thể kể cả những nước đi yếu nhất của đối phương. Ván cờ ngay lập tức kết thúc.

7. Vấn đề lỗi kỹ thuật:
[1] Lỗi kỹ thuật trong ván cờ bao gồm:
(a) Đi quân sai luật (không đúng cách đi của quân).
(b) Chạm quân đối phương nhưng không có quân nào của mình bắt được quân đó theo đúng luật.
(c) Đặt vua vào thế bị chiếu (bao gồm cả nhập thành sai luật).
[2] Quy định số lỗi kỹ thuật sẽ bị xử thua ván cờ. (tùy giải đấu)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618